Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày như thế nào?

Hậu quả của bệnh đau dạ dày Bạn cứ nghĩ có thể chịu đựng các cơn đau, tặc lưỡi ôm bụng trong 1 vài tiếng thì hết.

Bạn đã sai! Và chắc chắn bạn cũng biết mình sai khi cơn đau cứ quay lại liên tục, các triệu chứng ngày càng nặng thêm nhưng bạn chưa tìm đến giải pháp hỗ trợ điều trị đến nơi đến chốn, hoặc chưa gặp thuốc để từ biệt các cơn đau dạ dày.

10.000 người Việt chết vì ung thư mỗi năm…nhưng chắc bạn chưa quan tâm. Chỉ đến khi một vài người nổi tiếng mất đi do căn bệnh ung thư dạ dày nói trên báo đài, lúc này bạn mới giật mình…nhưng cũng được vài hôm rồi bạn cũng quên đi, bạn vẫn tiếp tục chịu đựng các cơn đau.

Việt mình thường sốt sắng khi người thân đau, nhưng khi bản thân đau thì thường chịu đựng. Nhưng với bệnh dạ dày bạn đã sai, bệnh dạ dày do khuẩn H.P gây ra có thể lây cho người thân của bạn..từ chính bạn!

Nếu bạn có các triệu chứng sau đây, thì cần có giải pháp ngay lập tức

+ Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

+ Ăn kém: Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.

+ Ợ chua, ợ hơi: Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị).

+ Buồn nôn và nôn: Là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

+ Chảy máu tiêu hóa: hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,…

Nguyên nhân đau dạ dày

Có thể bạn đau dạ dày do ăn uống thất thường, do uống rượu bia, do làm việc căng thẳng, sinh hoạt không điều độ…nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên nhân do khuẩn H.P gây ra. Lý do? Vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày và có thể lây cho người thân của bạn.

Khuẩn H.P là gì?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO, tổ chức Y tế thế giới). Các nhà khoa học Đức gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành, phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau thời gian dài nhiễm khuẩn Hp.

Khuẩn HP lây thế nào?

Không chỉ sống trong dạ dày, Các nhà khoa học đã tìm thấy khuẩn HP ở trong các mảng bám trên răng, trong các khoang, hốc của cơ thể như khoang miệng, đường ruột… Chính vì vậy, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau trong đó phổ biến nhất là đường từ miệng – miệng và đường ăn uống. Đây là nguyên nhân thường thấy nhiều gia đình cả nhà bị bệnh dạ dày. Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khác trong khi dạ dày đang có vi khuẩn Hp, hoặc không tuân thủ tốt phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ người nhiễm Hp trên thế giới rất cao, ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 70%, chính vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác nhau nhiễm trùng hô hấp, chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng lại loại thuốc kháng sinh đó. Việc dễ dãi trong sử dụng kháng sinh của người dân ở các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng phức tạp hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐỐI TÁC

Pharbaco

Medana

Slavia pharm

Glenmark

bilim

Koimar

CTCP1

Dược phẩm Hà Tây