VIÊM KHỚP – “KẺ THÙ” THẦM LẶNG CỦA TUỔI TÁC

Viêm khớp là gì, có nguy hiểm không? Viêm khớp là bệnh phổ biến xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương bị hao mòn theo thời gian mà biểu hiện rõ ràng nhất là cảm giác đau nhức khó chịu và tình trạng viêm tại khớp. Có nhiều dạng viêm khớp nhưng phổ biến hơn cả là thoái hóa khớp (trước đây được gọi là viêm xương khớp) và viêm khớp dạng thấp (trong Đông y gọi là phong thấp). Thoái hóa khớp là một rối loạn mạn tính, tiến triển chậm và phức tạp liên quan đến xương, sụn và hoạt dịch, được cho là một sự mất cân bằng trong quá trình tiêu hủy và tái tạo trên xương, đặc trưng bởi sự phá hủy sụn khớp chủ yếu ở khớp bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.

 

 

Thoái hóa khớp không gây tử vong nhưng gây ảnh hưởng lớn với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ở những người cao tuổi, cũng là những người thường mắc các bệnh mạn tính khác, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế suốt đời. Viêm khớp dạng thấp là một trong những rối loạn viêm phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trên toàn thế giới, làm tăng tỷ lệ tử vong lên 2 lần và giảm từ 7-10 năm tuổi thọ. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm toàn thân, không chỉ ảnh hưởng trên sụn, khớp xương mà còn tác động một loạt các cơ quan ngoài khớp (mô liên kết, dây chằng, bắp cơ). Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến biến dạng khớp liên tục, gây đau đớn, dẫn đến tàn phế và tăng khả năng tử vong. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng khác rất cao như suy thận (4%), các bệnh về tim mạch (31%), u lympho (2,3%) và làm gia tăng tỷ suất tử vong lên 60-70%. Những đối tượng nào thường mắc thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp? Thoái hóa khớp có thể bị mắc ở nhiều đối tượng với tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp không thay đổi ở chủng tộc người, khí hậu hay vị trí địa lý nhưng tăng theo độ tuổi (khoảng 0,1% dân số ở độ tuổi từ 25-34 mắc bệnh trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi trên 55 là 80%) và giới tính (nữ giới có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp bàn tay cao hơn nam giới). Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đặc biệt đến thoái hóa khớp do sức nặng đặt lên đầu gối quá lớn. Các chấn thương hoặc tổn thương do bệnh khác như viêm khớp dạng thấp cũng là một yếu tố nguy cơ trong thoái hóa khớp.

Xét về khía cạnh di truyền, lỗi di truyền trên gen collagen loại II liên quan đến sự phát triển sớm thoái hóa khớp. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch nên khó xác định được các đối tượng dễ mắc bệnh, tuy nhiên, nguy cơ cao ở những người có tiền sử gia đình bị mắc viêm khớp dạng thấp, người từng bị chấn thương, nhiễm trùng nặng, stress, hút thuốc lá và béo phì. Vậy làm sao để biết mình mắc thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp? Các khớp lớn phải giữ sức nặng của cơ thể, chịu áp lực lớn thường dẫn đến sụn khớp bị hao mòn, hư hại, khiến xương dưới sụn bị viêm và bị khuyết xương, dẫn đến sự lắng tụ canxi hình thành gai xương. Các khớp lớn bao gồm khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp vai; trong đó, thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thoái hóa khớp. Những triệu chứng thoái hóa khớp diễn biến thất thường và đa dạng nhưng thường khu trú tại khớp bị thoái hóa, ít biểu hiệu toàn thân. Các triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp như: đau nhức, sưng đau khớp, cứng khớp có tiếng kêu lạo xạo khi cử động khó vận động các khớp teo cơ biến dạng (phì đại đầu xương, lệch trục khớp) cứng khớp không quá 30 phút Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp có đặc trưng là phản ứng viêm bao gồm viêm màng hoạt dịch ở các khớp nhỏ ở hai bàn tay như khớp bàn, khớp ngón tay, khớp cổ tay, tổn thương khớp có tính chất đối xứng. Sau đó, tổn thương lan dần đến tất cả các khớp, hệ quả là sự phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn, gân cơ, dây chằng và toàn bộ khớp.

Image result for viêm khớp

Ngoài các triệu chứng chỉ được phát hiện khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như tràn dịch khớp và dính khớp, các triệu chứng điển hình dễ nhận biết của viêm khớp dạng thấp đáng lưu ý như: phản ứng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau khớp dẫn đến xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, sụt cân. cứng khớp (thời gian kéo dài hơn thoái hóa khớp) và biến dạng khớp. teo cơ. Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp được hình thành như thế nào? Về cơ chế bệnh sinh, thoái hóa khớp là sự hao mòn của sụn tiến triển từ từ và âm thầm theo thời gian. Trong quá trình vận động và làm việc, toàn bộ sức nặng của cơ thể được giữ bởi khung xương, những quá trình cơ học này kết hợp với các quá trình sinh hóa trong cơ thể làm cho sụn, dây chằng và toàn bộ khớp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các chấn thương lặp đi lặp lại hoặc tổn thương ở khớp tạo nên sự giải phóng cytokin tiền viêm (yếu tố hoại tử khối u TNF, IL-1β, IL-18), oxid nitric và các enzym phá hủy chất nền ngoại bào làm tăng quá trình tiêu hủy xương và giảm quá trình tăng khối lượng xương, dẫn đến tình trạng sụn kém đàn hồi, giảm khả năng chịu lực và làm cứng xương dưới sụn. Ngoài ra, IL-1β và TNF (TNF được kích thích sản sinh và điều hòa bởi IL-18) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sự sản sinh các metalloproteinase (MMP) có vai trò thủy phân collagen và phá vỡ các yếu tố quan trọng của chất nền ngoại bào, dẫn đến sự phá hủy sụn và gây thoái hóa khớp. Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được làm sáng tỏ nhưng các yếu tố di truyền, hormon và môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh. Các yếu tố di truyền chiếm 53-65% yếu tố nguy cơ, trong đó, các alen HLA-DR4 liên quan đến sự phát triển và mức độ trầm trọng của viêm khớp dạng thấp. Việc hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ cao cho sự tiến triển viêm khớp dạng thấp. Về cơ chế bệnh sinh, viêm khớp dạng thấp được đặc trưng bởi sự xâm nhập của các tế bào viêm vào khớp. Màng hoạt dịch bị phì đại do sự gia tăng các nguyên bào sợi hoạt dịch và các tế bào viêm có mặt trong khớp. Các tế bào viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp bao gồm các tế bào T (chủ yếu là các tế bào trợ giúp CD4), các tế bào B, đại thực bào và các tế bào plasma. Cytokin được giải phóng bởi những tế bào này khiến cho dịch khớp giải phóng các enzym phân giải protein, dẫn đến sự phá hủy xương và sụn. Các cytokin quan trọng liên quan đến viêm khớp dạng thấp bao gồm yếu tố hoại tử khối u (TNF) -α, IL-1β, IL-18, IL-6 và yếu tố kích thích bạch cầu hạt-đại thực bào (GM-CSF). Làm sao để điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp? Trong điều trị các bệnh về khớp như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, bốn mục tiêu chính được đề ra là làm giảm các triệu chứng trong đó có kiểm soát đau làm chậm hoặc ngăn các tổn thương trên sụn khớp bảo tồn và cải thiện các chức năng của khớp đạt được và duy trì sự thuyên giảm của bệnh. Để đạt được những mục tiêu này, cần phải có một sự cân bằng và phối hợp những phương pháp hỗ trợ trong điều trị như: duy trì một lối sống lành mạnh như không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, … xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, các thực phẩm tươi và hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ có chế độ luyện tập thể dục thể thao vừa sức như bơi lội và yoga luyện tập vật lí trị liệu (chườm nóng, châm cứu, xung điện, các bài tập vật lí trị liệu) điều trị bằng thuốc Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc chủ yếu sử dụng các thuốc đường uống có tác động giảm đau và kháng viêm như kháng viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là thuốc chọn lọc trên cyclooxygenase-2 (COX-2), các opioid và các thuốc hướng tâm thần như duloxetin. Các thuốc làm chậm hoặc thay đổi quá trình tiêu hủy sụn khớp đang được nghiên cứu nhưng chưa có kết quả rõ ràng. Trong khi đó, đối với viêm khớp dạng thấp thì thuốc điều trị tương đối phức tạp và nhiều tác dụng phụ. Có bốn loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp là: kháng viêm không steroid (NSAID), glucocorticoid, các thuốc chống thấp khớp điều chỉnh tiến triển bệnh (DMARD) với thuốc kinh điển trong nhóm là methotrexat và liệu pháp sinh học. Các thuốc giảm đau bao gồm paracetamol, codein, dạng phối hợp giữa paracetamol và opioid cũng được sử dụng dù không có tác dụng chống các yếu tố làm tổn thương sụn khớp nhưng có vai trò trong việc làm giảm triệu chứng và giảm nhu cầu sử dụng NSAID và glucocorticoid lâu dài. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn của các thuốc này lên toàn thân là khó tránh khỏi đặc biệt là trên hệ tiêu hóa, hệ tạo máu, hệ nội tiết … Do đó, ngày càng nhiều chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên được nghiên cứu và bào chế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị thoái hóa khớp nói riêng và các bệnh về khớp nói chung một cách an toàn và hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐỐI TÁC

Pharbaco

Medana

Slavia pharm

Glenmark

bilim

Koimar

CTCP1

Dược phẩm Hà Tây